Táo bón được xem là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và ai cũng có khả năng mắc phải. Bệnh táo bón không quá nguy hiểm và chỉ mang tính chất tạm thời trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ kéo dài và gây nhiều biến chứng như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, són phân và dẫn đến bệnh trĩ.
Một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi rất dễ mắc táo bón và táo bón kéo dài dai dẳng. Vì thế, Giapca.vn tư vấn và chia sẽ một số cách trị táo bón cho các thành viên trong gia đình.
Nguyên tắc chung cho cả gia đình:
- Cân đối bữa ăn, ăn nhiều chất xơ sẽ giúp tăng khối lượng phân và giúp mềm phân
- Uống đủ nước cần thiết mỗi ngày
- Không nên nhịn đi ngoài
- Tạo thói quen đi vệ sinh cùng một giờ mỗi ngày
- Ngồi đúng tư thế đi vệ sinh sẽ giúp tống phân dễ dàng
- Tập thể dục đều đặn
- Trẻ nhỏ: Điều luôn chú ý hơn là đối tượng trẻ nhỏ trong gia đình là đối tượng dễ mắc táo bón nhất, khi trẻ bước vào lứa tuổi “mầm, chồi, lá” theo một số nguyên nhân như sau:
- Trẻ biếng ăn nên thiếu chất xơ
- Trẻ ít uống nước
- Trẻ ngại bẩn khi phải đi toilet bên ngoài nên thường “nhịn”
- Trẻ hay ăn vặt, ăn quá nhiều đạm và chất béo, thiếu chất xơ
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ chỉ uống sữa, sữa công thức nên không cung cấp đủ
- Chất xơ
- Trẻ không ăn hoặc ít ăn rau xanh, hoa quả
- Mất cân đối tỷ lệ các chất đạm-đường-béo-chất xơ trong bữa ăn
Khi trẻ đã mắc táo bón, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn các loại rau xanh như mồng tơi, mơ, khoai lang, lê, mận, đào, chuối, đậu, bông cải xanh… Nếu tình trạng táo bón không giảm, bạn có thể cho trẻ dùng các loại thuốc nhuận tràng an toàn cho trẻ để chấm dứt tình trạng táo bón ngay lập tức. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc này thường xuyên.
Người cao tuổi: người lớn tuổi do hệ tiêu hóa đã bắt đầu “lão hóa” khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, nhu động ruột suy giảm, răng cũng yếu và bắt đầu rụng dần ảnh hưởng đến việc nhai nghiền thức ăn, đặc biệt là rau xanh hay hoa quả. Do đó, người cao tuổi thường mắc táo bón do thiếu chất xơ. Táo bón cũng hay gặp ở người lớn tuổi mắc đái tháo đường, suy tuyến giáp,…hay sử dụng nhiều thuốc có tác dụng phụ gây táo bón như tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Giải pháp: Người cao tuổi rất dễ mắc táo bón và khi mắc thì thường kéo dài. Do đó, đầu tiên bạn nên chú ý để ngăn ngừa táo bón xảy ra:
- Chú trọng bữa ăn giàu chất xơ. Các loại rau xanh và củ quả phải được cắt nhỏ phù hợp. Nếu không nhai được thì có thể bằm hoặc xay nhuyễn.
- Uống đủ nước và tập dưỡng sinh hoặc đi bộ mỗi ngày
- Khi bị táo bón kéo dài, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc nhuận tràng an toàn, các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón từ thiên nhiên. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần phải liên hệ chuyên viên y tế ngay để có phương pháp điều trị đúng và kịp thời.
Phụ nữ mang thai: Mang thai dễ khiến bạn bị táo bón với các nguyên nhân sau:
- Những kiêng cữ và chế độ ăn giàu đạm mà lại thiếu chất xơ khiến đối tượng này rất dễ bị táo bón.
- Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
- Trọng lượng của thai nhi trong tử cung (đặc biệt là 3 tháng cuối chu kỳ), đè lên ruột và tác động của việc này lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.
- Mẹ bầu công sở là đối tượng nguy cơ cao mắc táo bón khi mang thai thì phải ngồi làm việc liên tục.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng lớn chất xơ, thức ăn thô hòa tan (khoai tây và bí ngô) và không hòa tan (hạt ngô, cà rốt). Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, không nên ngồi hoặc nằm liên tục.
- Một số phụ nữ có thể cần phải dùng các thuốc có chất làm mềm phân. Chúng làm giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh nên có thể giữ phân mềm và dễ thải ra hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Phụ nữ mang thai mắc táo bón có thể sử dụng các sản phẩm ngừa táo bón từ thiên nhiên an toàn cho thai kỳ.
Không có nhận xét nào:
Write Comments