Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Phân loại trĩ nội và trĩ ngoại

Khi bị mắc bệnh trĩ người bệnh thường có tâm lý xấu hổ, e ngại, giấu bệnh… Điều này hết sức nguy hiểm có thể làm bệnh ngày càng nặng và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

BỆNH TRĨ LÀ GÌ?
Bệnh trĩ là bệnh được tạo ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở các mô xung quanh hậu môn. Lúc bình thường thì các mô này kiểm soát phân thải ra nhưng khi mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì khả năng mắc bệnh trĩ rất cao, bệnh trĩ được chia làm 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp: các bác sĩ đã phân bệnh trĩ ra thành ba loại khác nhau là bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ hỗn hợp. Mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau nên việc phân biệt sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu từng loại bệnh trĩ như sau:
Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?
Bệnh trĩ hỗn hợp là biểu hiện bệnh xuất hiện cả dấu hiệu trĩ nội và dấu hiệu trĩ ngoại. Tức là lúc này dấu hiệu bệnh trĩ xuất hiện ở cả phía trên và phía dưới đường lược của hậu môn.

Như chúng ta đã biết trĩ nội có 4 cấp độ để chúng ta thấy được mức độ lòi ra của búi trĩ khỏi hậu môn  còn trĩ ngoại thì tăng dần về kích thước theo từng cấp độ. Sự kết hợp của 2 loại trĩ này để tạo trĩ hỗn hợp được thể hiện như sau:

 

 

 

  • Độ 1: búi trĩ mới hình thành chủ yếu xuất hiện chảy máu hậu môn
  • Độ 2: sa búi trĩ khi đi đại tiện và búi trĩ có thể tự thụt vào trong
  • Độ 3: trĩ nội sa ra ngoài phải dùng tay đẩy mới thụt vào trong. Lúc này trĩ nội có thể kết hợp với trĩ ngoại để tạo trĩ hỗn hợp
  • Độ 4: biểu hiện bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, búi trĩ nội nằm hẳn ở ngoài hậu môn. Trĩ nội và trĩ ngoại ngày càng kết hợp với nhau nhiều hơn dễ gây hoại tử vùng hậu môn.


Bệnh trĩ nội là gì?
Biểu hiện của bệnh trĩ nằm phía bên trong hậu môn gây cảm giác đau rát và thường làm chảy máu khi đi đại tiện.

Lúc này bệnh trĩ thường được chia thành 4 cấp độ như sau:

 

 

 

  • Độ 1: lúc này búi trĩ mới hình thành nên khó phát hiện và chưa có dấu hiệu bệnh cụ thể. Người bệnh chỉ tình cờ phát hiện chảy máu hậu môn khi đi đại tiện
  • Độ 2: máu chảy nhiều hơn, búi trĩ sa ra ngoài nhưng tự co lên được
  • Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và phải dùng tay thì mới đẩy lên được chứ không thể tự co lên
  • Độ 4: búi trĩ không thể co lên dù có tác động lực. Lúc này búi trĩ dễ bị thắt nghẹt và hoại tử do quá to


Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là gì? theo các bác sĩ chuyên khoa Trực tràng hậu môn, trĩ ngoại xuất hiện là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn rồi bị gấp khúc tạo nên các búi trĩ. Khác với trĩ nội, trĩ ngoại có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường nhưng rất ít gây chảy máu.

Loại trĩ này cũng được chia là 4 giai đoạn như sau:

 

 

 

  • Độ 1: búi trĩ bắt đầu hình thành và được phát hiện ở ngoài thành hậu môn
  • Độ 2: búi trĩ to dần và bắt đầu trở nên ngoằn nghèo
  • Độ 3: khi không can thiệp kịp thời búi trĩ sẽ bị tác nghẽn làm đau và chảy máu
  • Độ 4: búi trĩ có dấu hiệu bị viêm, nhiễm trùng gây ngứa rát, đau và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.


Trĩ khi mới khởi phát thường có biểu hiện không nguy hiểm như chảy máu khi đi tiêu, cục thịt thừa xuất hiện ngoài hậu môn dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác. Do đó, người mắc trĩ hay chủ quan không điều trị bệnh trĩ dẫn đến bệnh nặng nề hơn. Khi trĩ còn nhẹ có thể chữa khỏi bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt như uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, không ngồi toilet quá lâu, tập thể dục thường xuyên. Khi trĩ mắc nặng hơn phải sử dụng các thuốc uống để giúp co teo búi trĩ từ bên trong như các thuốc từ dược liệu dân gian như giấp cá, hoa hòe, đương qui, …

 

Không có nhận xét nào:
Write Comments